Những cách tăng lượt truy cập website hiệu quả bạn cần biết

5
(157)

Bạn vừa tạo lập website? Đã có những bài viết giá trị nhưng lượt truy cập website quá ít ỏi?

Lượt truy cập website hay còn gọi là Traffic. Nó tỷ lệ thuận với doanh thu của bạn. Làm thế nào để có traffic cao? Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn những cách tăng lượt truy cập website hiệu quả.

Các tăng lượt truy cập website
Các tăng lượt truy cập website

Các loại traffic website bạn cần biết

Hấu hết mọi công cụ phân tích sẽ phân loại nguồn lưu lượng truy cập website thành các mục sau:

1. Lượt truy cập trực tiếp (Direct Traffic)

Direct traffic là lượng truy cập đến website không qua bất kỳ công cụ tìm kiếm hoặc kênh nào khác. Ví dụ, khi bạn nhập loodoweb.com vào thanh địa chỉ của trình duyệt và nhấn enter, bạn đã tạo ra một lượt truy cập trực tiếp cho loodoweb.com.

Direct traffic
Direct traffic

2. Lượt truy cập tự nhiên (Organic Traffic)

Organic Traffic
Organic Traffic

Organic Traffic là lượng truy cập vào website đến từ một công cụ tìm kiếm (nhưng không phải trả tiền quảng cáo). Lưu lượng này là kết quả của việc SEO từ khóa cũng như tối ưu công cụ tìm kiếm của bạn.

Organic Traffic là mục tiêu chính mà website phải đạt được. Những bài viết giá trị mà bạn đăng lên website hôm nay sẽ đổi lấy (rất) nhiều lượt truy cập cho ngày mai, hôm sau và nhiều năm tới nữa. Đó là lý do tại sao bạn cần đầu tư SEO cho website.

Việc có được nhiều Organic Traffic sẽ mất thời gian, nhưng hiệu quả lâu dài. Rất đáng để bạn nỗ lực và đầu tư.

3. Lượt truy cập tìm kiếm trả phí (Paid Search Traffic)

Paid Search Traffic là lưu lượng truy cập đến từ quảng cáo tìm kiếm trên Google hoặc Bing. Loại truy cập này ngược lại với Organic Traffic.

Paid Search Traffic đến từ các chiến dịch quảng cáo PPC. Đó là kết quả của quảng cáo trả phí thông qua Google AdWords.

Organic Traffic cần thời gian để có lượng truy cập chất lượng nhưng Paid Search Traffic giúp bạn nhanh chóng đạt được điều đó nếu có kinh phí. Tuy nhiên, tiền quảng cáo khá đắt trong trường hợp bạn chạy từ khóa có tính cạnh tranh cao.

4. Lượt truy cập từ mạng xã hội (Social Traffic)

Bất kỳ lưu lượng truy cập nào về website thông qua mạng xã hội như LinkedIn, Twitter, Facebook hoặc Instagram đều gọi là Social Traffic.

Khi lượt theo dõi của bạn từ trang cá nhân tăng, lượt truy cập website cũng tăng theo. Tuy nhiên, thuật toán của Google không đánh giá cao các liên kết đến website từ mạng xã hội. Nó không tác động đến tiêu chí xếp hạng trong kết quả tìm kiếm.

Social Traffic không mang nhiều lợi ích cho SEO nhưng mạng xã hội lại rất tốt cho việc lan tỏa website đến nhiều đối tượng mục tiêu. Nhằm dẫn dắt họ về website và chuyển đổi thành khách hàng.

5. Lượt truy cập từ email (Email Traffic)

Là lượng truy cập đến từ chiến dịch Email marketing. Bạn gửi bản tin kèm đường link dẫn về website đến email của khách hàng. Họ xem và nhấp vào đường link, khi đó, website của bạn có một Email Traffic.

Việc có nhiều Email Traffic chứng tỏ bạn đang chăm sóc khách hàng rất tốt. Ngoài ra, thúc đẩy việc đăng ký nhận bản tin trên website là một phần quan trọng trong quá trình nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng.

6. Lượt truy cập giới thiệu (Referral Traffic)

Khi ai đó nhấp vào liên kết dẫn đến website của bạn từ một website khác, được xem là Referral Traffic. “Website khác” này không phải là mạng xã hội và công cụ tìm kiếm.

Những liên kết này còn được gọi là “Backlink“. Trong SEO bạn thường nghe: “đi backlink”, “dịch vụ backlink”, “backlink chất lượng” … Đây là một phần trong việc SEO website.

Backlink tạo dựng uy tín cho website trong mắt công cụ tìm kiếm. Vì vậy, càng nhiều website khác dẫn link về, website của bạn càng được đánh giá cao cũng như tốt cho SEO. Tuy nhiên, những website này cũng phải thực sự có chất lượng thì backlink mới có hiệu quả. Nếu không sẽ phản tác dụng.

7. Khác

Những lượt truy cập mà công cụ phân tích không thể xác định sẽ nằm trong loại này.

Cách tăng lượt truy cập website

1. Lượt truy cập trực tiếp (Direct Traffic)

Tặng quà tạo ấn tượng cho khách truy cập

Đây là cách tốt nhất để tạo ấn tượng cho khách truy cập. Bạn không muốn ai đó cứ vào website và rời đi một cách chóng vánh?

Hãy tạo một popup về chương trình khuyến mãi, tài liệu miễn phí, phiếu mua hàng … sau khi khách truy cập ở lại website từ 3-5 giây. Khi đó, họ sẽ nhớ đến bạn (cũng như địa chỉ website) và có cơ hội quay lại bằng một lượt truy cập trực tiếp.

2. Lượt truy cập tự nhiên (Organic Traffic)

Tối ưu tốc độ tải website

Tốc độ tải website ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm người dùng và khả năng lên top Google cũng như SEO. Khách truy cập sẽ rời đi ngay nếu vào một website mà chờ mãi chẳng thấy được nội dung.

Google rất quan tâm đến trải nghiệm người dùng. Trong đó, tốc độ tải website là một trong những tiêu chí để đánh giá. Việc này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: server/hosting, đường truyền, mã nguồn, hình ảnh.

Khi đăng bài, bạn lưu ý không nên dùng hình ảnh quá nặng. Kích thước tối đa tốt nhất là 512kb cho một ảnh. Nếu bắt buộc phải dùng kích thước lớn hơn, bạn hãy cập nhật tính năng “lazy load” cho website.

Tối ưu SEO

SEO là tập hợp các phương pháp giúp cải thiện thứ hạng của website trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm. SEO là hình thức mang lại nguồn traffic miễn phí & vô tận cho website của bạn.

Kết quả quan trọng nhất của SEO là website đứng thứ bao nhiêu trên kết quá tìm kiếm. Tương tự như việc bạn trưng bày sản phẩm và làm cho sản phẩm hiển thị nổi bật, ưu tiên nhất có thể.

80% người dùng nhấp vào kết quả SEO thay vì quảng cáo Google Ads. Và trong 80% đó, có trung bình 65% nhấp vào kết quả top 5.

Xây dựng nội dung hữu ích & chất lượng

Khi tìm kiếm, bạn thường thấy 2 loại kết quả:

  1. Nội dung phù hợp, chất lượng đối với bạn, được Google đánh giá cao
  2. Nội dung kém chất lượng (xáo rỗng, vô nghĩa) nhưng vẫn lên top do dùng thủ thuật

Hầu như nội dung tốt, được Google đánh giá cao luôn chiếm ưu thế và xuất hiện ở thứ hạng cao hơn. Từ đó thu hút nhiều lượt truy cập chất lượng cũng như đúng đối tượng mục tiêu cho website hơn.

Đặt liên kết nội bộ (Internal link)

Internal link là một liên kết từ trang này sang trang khác hoặc bài viết này sang bài viết khác trên cùng 1 tên miền (Domain). Internal link được đặt trong nội dung, nhằm dẫn liên kết sang những bài viết khác liên quan. Việc này giúp bạn điều hướng người xem, giúp họ đến đúng nội dung mục tiêu mà bạn mong muốn.

3. Lượt truy cập tìm kiếm trả phí (Paid Search Traffic)

Chạy quảng cáo giúp bạn nhanh chóng có nhiều lượt truy cập. Trong kinh doanh, nếu bạn luôn có đủ kinh phí và hiểu được làm sao để đạt được hiệu quả thì đây là phương án tối ưu dành cho bạn.

Các kênh quảng cáo bạn có thể tham khảo ở đây: https://loodoweb.com/cac-kenh-marketing-online-hieu-qua-ma-ban-can-biet/

4. Lượt truy cập từ mạng xã hội (Social Traffic)

Chia sẻ bài viết lên mạng xã hội

Viết và xuất bản các bài viết, nội dung trên website xong vẫn chưa đủ. Bạn cần phải chia sẻ nội dung trên mạng xã hội để đem lại hiệu quả cao hơn trong việc tăng lượt truy cập. Các mạng xã hội mà bạn có thể sử dụng: Facebook, youtube, twitter, sina, weibo, blogspot, vk.com, reddit, pinterest …

Hoạt động cộng đồng hoặc mạng xã hội

Khi bạn hoạt động nổi bật trên mạng xã hội hoặc trong một nhóm, điều bạn có được là uy tín. Với uy tín đó, bạn sẽ có nhiều người theo dõi, họ luôn quan tâm những gì bạn chia sẻ. Vì vậy, bạn dễ dàng truyền tải thông điệp và nội dung mong muốn cũng như website của mình.

Xây dựng kênh Youtube

Youtube là một kênh mạng truyền thông xã hội dựa trên nền tảng về video. Bất kỳ ai cũng có thể trở thành một youtuber chuyên nghiệp chỉ với một tài khoản cá nhân. Hiện nay, chúng ta dễ dàng tìm thấy những kênh youtube với hàng trăm ngàn cho đến 1 triệu lượng subscribe.

Sẽ thật tuyệt với nếu bạn dẫn lượng người đăng ký đó về website của mình và chuyển đổi họ thành khách hàng.

Tạo ra chatbot dẫn link về Website

Khi sử dụng Fanpage, bạn có thể tạo chatbot để tự động hóa quá trình chăm sóc khách hàng cũng như tư vấn bán hàng. Những thông tin lặp lại như thông tin sản phẩm, chính sách, hướng dẫn, bảo hành … bạn hãy đưa link vào kịch bản để tạo thói quen truy cập website cho khách hàng.

Xây dựng cộng đồng riêng

Việc phát triển cộng đồng trên Group cho thấy nhiều lợi ích so với Fanpage Facebook. Các đối tượng tham gia Group là đối tượng đã biết đến hoặc có sự quan tâm nhất định đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp nên việc tiếp cận trúng mục tiêu cao hơn. Vì vậy, khả năng kéo lượng truy cập từ Group Facebook cao hơn.

Làm việc với Influencers

Influencer tạm hiểu là “Người có tầm ảnh hưởng” – là những người nổi tiếng, tạo xu thế, có tầm ảnh hưởng lớn đến với cộng đồng. Họ có sẵn một lượng lớn người quan tâm, đó là những đối tượng mà website cần khai thác lượt truy cập.

5. Lượt truy cập từ email (Email Traffic)

Chạy Email Marketing

Một số nền tảng email marketing cho phép bạn gửi email tiếp thị miễn phí với số lượng data nhất định. Tuy nhiên bài toán Tăng lượt truy cập cho website sẽ nan giải hơn nếu bạn chưa có sẵn tệp data khách hàng. Ngược lại, nếu bạn có lưu data khách hàng, việc này sẽ làm gia tăng khách hàng thân thiết cho website của bạn.

Ở Việt Nam, thói quen đọc email chưa được cao, nhiều người chỉ subscribe vào đăng ký nhận 1 thứ gì đó, tuy nhiên qua hôm sau họ lại quên mất. Nhưng dù sao, đây cũng là một hình thức để quảng bá bài viết để có lượt truy cập, việc khách hàng mở email ít hay nhiều vẫn sẽ phụ thuộc vào thương hiệu & nội dung email.

6. Lượt truy cập giới thiệu (Referral Traffic)

Bình luận ở các website khác có cùng chủ đề (Seeding)

Seeding là hình thức chia sẻ một cách khéo léo website trên các trang mạng xã hội, các diễn đàn có chứa tệp khách hàng tiềm năng của bạn. Bình luận trên các Blog có chủ đề liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của bạn cũng là một trong các hoạt động seeding khá hiệu quả.

Nếu comment của bạn ấn tượng, những người khác sẽ nhấn vào link website của bạn để tìm hiểu bạn là ai.

Tuy nhiên, tuyệt đối không PR trực tiếp cho website, hoặc bất cứ sản phẩm hay dịch vụ nào của bạn. Vì khả năng cao là bạn sẽ bị chủ website xóa bình luận.

Tạo Guest Post chất lượng

Đây là 1 hình thức bạn sẽ viết bài trên các trang web, blog lớn khác nhằm tạo backlink cùng với việc thu hút traffic về website bạn.
 
Các bài viết muốn được đăng phải là bài không được copy và có nội dung hữu ích cho người đọc. Ưu điểm của cách này là bạn có được backlink chất lượng, góp phần hỗ trợ nâng cao thứ hạng từ khóa khi làm SEO.
 
Guest post là một trong những cách tăng lượng truy cập cho website hiệu quả. Bởi số lượng người truy cập trên các website này là cực kỳ cao, nên khi bài viết của bạn xây dựng được nội dung tốt sẽ nhận được phản hồi tích cực từ người dùng.
 
Mô hình này rất tốt ở thị trường quốc tế, nhưng ở Việt Nam chưa được tận dụng & phát triển vì các Guest Blogger thường quan tâm lợi ích của mình nhiều hơn, không đầu tư, xem trọng hóa backlink từ các trang web.

Affiliate marketing

Tiếp thị liên kết là quá trình mà đối tác kiếm được hoa hồng từ việc tiếp thị sản phẩm dịch vụ của bạn. Những đối tác này sẽ tìm sản phẩm dịch vụ mà mình thích, sau đó quảng bá cho tệp khách hàng sẵn có của mình, kiếm một phần lợi nhuận từ mỗi lần bán hàng.

Xem thêm về Affiliate marketing tại đây

Kết luận

Có thể nói lượt truy cập là nguồn sống của website, là minh chứng cho thấy khách hàng đã tiếp cận được với doanh nghiệp của bạn, làm tăng nhận thức thương hiệu. Bạn có thể tăng lượt truy cập cho website bằng nhiều cách khác nhau, tuy nhiên cách mang lại hiệu quả bền vững là để chính khách hàng đang có nhu cầu tự tìm đến mình. SEO là lựa chọn tối ưu.

Đánh giá bài viết hữu ích

Nhấp vào ngôi sao đến đánh giá

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu đánh giá: 157

Chưa có đánh giá, bạn hãy là người đầu tiên!

Bài liên quan

Cùng chuyên mục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.