Các kênh marketing online hiệu quả mà bạn cần biết

5
(124)

Việc internet phổ biến rộng rãi cho mục đích kinh doanh của các tổ chức hoặc cá nhân đã tạo ra nhiều kênh mới để quảng cáo tiếp thị. Hay còn gọi là kênh marketing online. Trước khi có kênh marketing online, chi phí quảng cáo truyền thống rất đắt đỏ và khó đo lường.

Các kênh marketing online hiệu quả
Các kênh marketing online hiệu quả

Ngày nay, bất kỳ ai kinh doanh online đều có thể làm quảng cáo trực tuyến bằng cách xây dựng website và lập các chiến dịch thu hút khách hàng với chi phí thấp hoặc miễn phí. Lợi ích chính của việc sử dụng kênh marketing online là khả năng đo lường tương tác. Cũng như cách mà khách truy cập tiếp cận được website của bạn thông qua nhiều kênh khác nhau. Một phần trong số những khách truy cập đó sẽ chuyển đổi thành khách hàng trả tiền. Ngoài ra, bạn có thể phân tích sâu hơn để xác định kênh nào hiệu quả nhất trong việc thu hút khách hàng tiềm năng.

Các kênh marketing online phổ biến hiện nay

Kênh 1: Tiếp thị qua Email (Email Marketing)

Email marketing
Email marketing
Email marketing là hình thức tiếp thị thông qua thư điện tử gửi về email của khách hàng. Nội dung của email thường xoay quanh chủ đề giới thiệu về sản phẩm dịch vụ, chương trình khuyến mãi, thông báo khóa học,.. của doanh nghiệp.
 
Dù không còn mới mẻ nhưng email marketing vẫn là một phương án trụ cột trong quá trình triển khai chiến dịch marketing. Có đến hơn 80% marketer thừa nhận rằng email marketing là một trong những cách tiếp cận hiệu quả nhất giúp nâng cao tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng.
 
Đối tượng thích hợp để triển khai email marketing thường là nhân viên văn phòng, học sinh sinh viên, khách hàng doanh nghiệp,.. Vì họ thuộc nhóm khách hàng có trình độ chuyên môn nhất định, thường xuyên check email.
 
Không chỉ sử dụng để tiếp cận khách hàng mới, email marketing còn dùng để chăm sóc khách hàng. Vì bạn cần khai thác hoàn toàn giá trị một khách hàng bằng cách giữ họ quay lại trong bản đồ hành trình khách hàng.

Kênh 2: Trả tiền quảng cáo cho mỗi lần nhấp chuột (Pay-Per-Click Advertising)

Trả tiền quảng cáo cho mỗi lần nhấp chuột (Pay-Per-Click Advertising), viết tắt là PPC. Là mô hình quảng cáo phổ biến trên internet. Khi đó, bạn sẽ trả phí cho mỗi lượt nhấp chuột vào liên kết quảng cáo. Cơ bản, đó là một cách để mua lượt truy cập vào website, thay vì tìm chúng một cách tự nhiên.

Pay Per Click
Pay Per Click

Quảng cáo trên công cụ tìm kiếm (Google) là một trong những hình thức phổ biến nhất của PPC. Cho phép bạn đặt giá thầu cho vị trí ưu tiên trong danh sách kết quả. Hiển thị khi ai đó tìm kiếm một từ khóa liên quan đến sản phẩm dịch vụ bạn. Ví dụ: nếu bạn đặt giá thầu cho từ khóa “thiết kế website hiệu quả kinh doanh”. Quảng cáo (liên kết website) của bạn sẽ hiển thị ở những vị trí đầu tiên trong kết quả của Google khi ai đó tìm kiếm với từ khóa tương tự.

Mỗi khi quảng cáo được nhấp, dẫn một khách truy cập vào website, bạn phải trả cho công cụ tìm kiếm (Google) một khoản phí nhỏ. Lợi ích của PPC (theo lý thuyết) là phí rất nhỏ cho một lượt truy cập. Nhưng nó có thể đáng giá hơn nhiều. Ví dụ, nếu bạn trả 3 đô cho một nhấp chuột, nhưng dẫn về cho bạn một lượt mua hàng trị giá 300 đô. Khi đó, lợi nhuận của bạn rất đáng nói.

Tuy nhiên, thực tế, không phải tất cả lượt truy cập đều trở thành thành khách hàng. Bạn cần tối ưu “tỷ lệ chuyển đổi”. Hiệu quả của quảng cáo PPC phụ thuộc vào việc lựa chọn từ khóa, đánh trúng đối tượng mục tiêu.

Kênh 3: Tiếp thị nội dung (Content Marketing) cho Website

Content marketing
Content marketing

Tiếp thị nội dung là phương pháp tiếp thị chiến lược, tập trung vào việc tạo và phân phối nội dung có giá trị. Phù hợp và nhất quán để thu hút, giữ chân đối tượng mục tiêu. Và cuối cùng là thúc đẩy hành động mua hàng của họ.

Thay vì quảng cáo sản phẩm dịch vụ của mình, bạn cung cấp nội dung thực sự có liên quan và hữu ích cho đối tượng tiềm năng, khách hàng của mình để giúp họ giải quyết các vấn đề.

Phần lớn các marketer đều sử dụng tiếp thị nội dung. Trên thực tế, nó cũng được sử dụng bởi nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, gồm P&G, Microsoft, Cisco Systems …

Kênh 4: Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO – Search Engine Optimization)

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization), viết tắt là SEO. Nói một cách dễ hiểu, nghĩa là quá trình cải thiện website để tăng khả năng hiển thị khi ai đó tìm kiếm sản phẩm dịch vụ của bạn trên Google, Bing hoặc các công cụ tìm kiếm khác. Website của bạn càng hiển thị tốt, bạn càng có nhiều khả năng thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng.

SEO loodoweb
SEO loodoweb

Các công cụ tìm kiếm như Google, Bing đều sử dụng Bot để thu thập dữ liệu các website. Chúng đi từ trang này sang trang khác, thu thập thông tin các trang đó và đưa vào chỉ mục. Chỉ mục giống như một thư viện khổng lồ, nơi thủ thư có thể quản lý bằng “thuật toán”, lấy một cuốn sách (website), giúp bạn tìm thấy chính xác những gì bạn cần.

Các thuật toán có nhiệm vụ phân tích các website trong chỉ mục, tính đến hàng trăm yếu tố để xếp hạng, xác định thứ tự trong kết quả tìm kiếm cho một truy vấn (lượt tìm kiếm với từ khóa nào đó) nhất định.

Không giống như PPC, bạn không trả tiền cho các công cụ tìm kiếm để có được thứ hạng ưu tiên nhất thời. Các chuyên gia SEO sẽ nhận phần việc này để bảo đảm một thứ hạng bền vững.

Kênh 5: Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)

Tiếp thị liên kết là quá trình mà đối tác kiếm được hoa hồng từ việc tiếp thị sản phẩm dịch vụ của bạn. Những đối tác này sẽ tìm sản phẩm dịch vụ mà mình thích, sau đó quảng bá cho tệp khách hàng sẵn có của mình, kiếm một phần lợi nhuận từ mỗi lần bán hàng. Việc bán hàng này được ghi nhận trên một hệ thống chuyên dụng. Quá trình này có 2 bên tham gia:

1. Bạn – người cung cấp sản phẩm dịch vụ

Bạn có hệ thống quản lý Affiliate Marketing. Cho phép người dùng đăng ký trở thành đối tác. Và nhận được liên kết tiếp thị cho một sản phẩm dịch vụ nào đó của bạn.

2. Đối tác – người đi tiếp thị

Đối tác chia sẻ liên kết thông qua mạng xã hội, blog, hội nhóm … Bất kỳ ai nhấp vào liên kết này và thực hiện mua hàng đều được ghi nhận trên hệ thống của bạn.

Dựa vào những ghi nhận đó, bạn và đối tác dễ dàng đối soát, chia sẻ lợi nhuận chính xác theo mức hoa hồng đã định sẵn.

Kênh 6: Tiếp thị truyền thông mạng xã hội (Social Media Marketing)

Social media
Social media

Tiếp thị truyền thông mạng xã hội (Social Media Marketing) là việc sử dụng các nền tảng mạng xã hội để tiếp cận khách hàng mục tiêu. Nhằm xây dựng thương hiệu, tăng doanh số bán hàng và kéo lưu lượng truy cập cho website. Social Media Marketing bao gồm việc xuất bản nhiều nội dung giá trị lên trang mạng xã hội (Fanpage …). Lắng nghe, thu hút người theo dõi, phân tích lượt tương tác và chạy quảng cáo.

Các nền tảng mạng xã hội nổi bật hiện nay là Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn, Pinterest, YouTube, Tiktok và Snapchat.

Ngày nay, doanh nghiệp sử dụng mạng xã hội theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ: nếu quan tâm đến những gì mọi người đang nói về thương hiệu của mình, bạn sẽ theo dõi các comment, group, tạo ra bình chọn, đánh giá cho người dùng tương tác. Nếu doanh nghiệp muốn tiếp cận một nhóm đối tượng quy mô lớn, sẽ chạy chiến dịch quảng cáo để tiếp cận.

Kênh 7: Quảng cáo hiển thị (Display Advertising)

Quảng cáo hiển thị là phương pháp quảng cáo thu hút người dùng trên website, mạng xã hội hoặc các phương tiện kỹ thuật số khác. Một quảng cáo được tạo ra dựa trên văn bản, hình ảnh hoặc video mang nội dung cụ thể. Kêu gọi người dùng nhấp vào và dẫn họ về trang đích (Website) để thực hiện hành động cuối cùng. Ví dụ: mua hàng.

Hầu hết các chiến dịch quảng cáo hiển thị được tính phí cho mỗi lần nhấp chuột (CPC). Nghĩa là, mỗi khi người dùng nhấp vào quảng cáo, bạn sẽ bị tính phí dựa trên lựa chọn giá thầu ban đầu của mình với đơn vị quảng cáo.

Loại hình này cũng được sử dụng cho các chiến dịch đeo bám mục tiêu (Remarketing). Quảng cáo được phân phối hiển thị cho những người dùng đã từng truy cập vào một website cụ thể. Mục đích là khuyến khích họ quay lại website đó. Nhằm thực hiện hành động dang dở của mình, có thể là mua hàng.

Kênh 8: Quảng cáo trên thiết bị di động (Mobile marketing)

Mobile marketing là chiến lược quảng cáo đa kênh nhằm tiếp cận mục tiêu trên điện thoại thông minh, máy tính bảng hoặc thiết bị di động khác. Thông qua Website, Email, SMS/MMS, mạng xã hội và ứng dụng.

Nhiều năm trở lại đây, khách hàng di chuyển sự tập trung sang thiết bị di động. Do đó, các nhà quảng cáo cũng dần tạo ra sự tương tác trên nhiều thiết bị.

Mobile marketing làm rất tốt trong việc thúc đẩy giá trị thương hiệu và nhu cầu đối với sản phẩm dịch vụ của bạn. Bằng cách tận dụng thiết bị di động để kết nối với nhiều người tiêu dùng hơn trong thời gian thực. Và tại bất kỳ thời điểm nào trong vòng đời khách hàng. 

Các phương án tiếp cận trong Mobile marketing:

1. Một Website thân thiện với thiết bị di động
2. SMS marketing
3. Landingpage bán hàng tương thích thiết bị di động
4. Ứng dụng (App)

Kênh 9: Quan hệ công chúng (PR Online – Public Relations)

Trong PR Online, ranh giới giữa PR truyền thống, social media và SEO bị xóa nhòa. Đây là công việc quan hệ công chúng của các nhà truyền thông, người có sức ảnh hưởng (KOL), thông qua các kênh online như mạng xã hội, blog hoặc website. Mục đích là tác động tích cực, lâu dài đến hình ảnh thương hiệu. Lợi ích mà PR Online mang lại:

1. Thu hút khách hàng mới
2. Truyền tải, thu nhận thông tin
3. Gây sự chú ý cao
4. Chỉ số ROI cao
5. Cải thiện danh tiếng, xử lý khủng hoảng

Ví dụ bạn cần định vị lại thương hiệu, sản phẩm dịch vụ, muốn trở thành tâm điểm. Làm thế nào để đạt được điều đó? Với những câu chuyện, bài viết, thông cáo báo chí hợp lý, bạn sẽ tiếp cận nhóm mục tiêu mong muốn bằng PR Online.

Kết luận

Không phải tất cả các kênh marketing online đều phù hợp với bạn. Đừng lãng phí thời gian và tiền bạc bằng cách chọn những kênh mang tính thời thượng. Hãy dựa vào thực tế của doanh nghiệp và bắt đầu với một chiến lược. Hãy xem xét 5 yếu tố sau:

1. Xác định mục tiêu của bạn. Bạn cần lan tỏa, nâng cao nhận thức thương hiệu, gia tăng doanh số hay muốn nhiều lượt đăng ký hơn?

2. Biết khách hàng của mình ở đâu. Khách hàng của bạn làm gì vào cuối tuần? Họ dùng thiết bị gì, xem những website nào. Tìm kiếm thông tin ở đâu hay lướt mạng xã hội giải trí?

3. Thấu hiểu khách hàng thông qua bản đồ hành trình khách hàng. Khi đã tiếp cận được khách hàng ở bất kỳ điểm chạm nào, bạn cần tương tác với họ để thấu hiểu. Hãy chọn những kênh marketing mà bạn có thể trò chuyện với khách hàng.

4. Nghiên cứu đối thủ. Bạn đang cạnh tranh với ai? Họ đang thành công ở kênh marketing nào?

5. Điều chỉnh chiến lược bằng việc phân tích, đo lường kết quả. Hầu hết các kênh marketing online đều giúp bạn báo cáo, thống kê chi tiết. Hãy tận dụng và đưa ra điều chỉnh hợp lý, kịp thời cho chiến dịch.

Đánh giá bài viết hữu ích

Nhấp vào ngôi sao đến đánh giá

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu đánh giá: 124

Chưa có đánh giá, bạn hãy là người đầu tiên!

Bài liên quan

Cùng chuyên mục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.