Động cơ nào để hacker tấn công website của bạn?

0
(0)

Một nguy cơ lớn đối với an ninh mạng Việt Nam cũng như trên thế giới chính là website bị hacker tấn công. Bạn có biết đâu là lý do tại sao hacker lại ra tay đối với website của mình hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho chúng ta hiểu rõ hơn về các nguyên nhân khiến website của mình bị hack.

Những động cơ chính khiến website bị hacker tấn công

Hiện nay, có rất nhiều lý do để một hacker có thể tấn công website của chúng ta. Dưới đây là một số số động cơ  mà chúng ta có thể tham khảo.

hacker tan cong

Kiểm soát truy cập

Một trong những động cơ khiến hacker lựa chọn tấn công website của các bạn đó chính là muốn kiểm soát truy cập. Đây là thao tác rất quan trọng trong quá trình chứng thực và uỷ quyền.

Việc chúng ta login nghĩa là đang yêu cầu nhiều hơn việc chỉ đăng nhập vào website. Một số câu hỏi cần chú ý khi xem xét việc kiểm soát số lượng truy cập đó là:

  • Làm cách nào để chúng ta có thể đăng nhập vào trang quản trị?
  • Cách thức để chúng ta đăng nhập vào máy chủ là gì? (ví dụ: FTP, SFTP, SSH)
  • Làm cách nào để mình có thể đăng nhập được vào trang web? (ví dụ: WordPress, Dreamweaver, Joomla!)

Trên thực tế, việc kiểm soát truy cập đóng một vai trò rất quan trọng. Mọi người có thể hiểu rõ tầm quan trọng của kiểm soát truy cập mà không được thực hiện, sẽ giống như việc khóa cửa trước nhưng lại quên đi cảnh giác với cửa sổ và tắt hệ thống báo động.

Hacker có thể tấn công dạng brute force, với việc thử đoán ra cách kết hợp giữa tên người dùng và mật khẩu để có thể đăng nhập theo tư cách của người dùng. Chúng ta cũng có thể xem thử các kỹ thuật của trang lừa đảo được thiết kế chuyên cho việc đánh cắp ID của người dùng.

Một số dạng tấn công khác của hacker thường sẽ cố gắng để đánh chặn những thông tin đăng nhập của người dùng dựa trên trình duyệt của họ. Với cách thức tấn công website đa dạng, hacker có thể dễ dàng thực hiện đánh cắp thông tin trên website.

Xem thêm tại: Những dấu hiệu cho thấy website của bạn bị hack

Lỗ hổng phần mềm

Một nguyên nhân khiến website bị hacker tấn công đó chính là do bị lỗ hổng phần mềm. Đại đa số chủ trang web đều không thể giải quyết vấn đề liên quan đến lỗ hổng phần mềm và nhà phát triển đôi khi cũng không thể giải thích được tại sao.

Những lỗ hổng phần mềm này vượt ra ngoài trang web cũng như khả năng của nhân viên lập trình. Nó cũng gây nguy hiểm cho nhiều bộ phận khác nhau trên website.

Tích hợp thêm dịch vụ của bên thứ ba

Một động cơ khiến website bị hacker tấn công không thể không nhắc đến việc tích hợp thêm dịch vụ của bên thứ ba. Đây cũng không còn là một vấn đề xa lạ đối với nhiều người dùng hiện nay. 

Những dịch vụ quảng cáo qua mạng dẫn đến sự tấn công của hacker. Nó khiến phạm vi mở rộng của quảng cáo dẫn đến những dịch vụ mà chúng ta có thể sử dụng.

Vấn đề với việc khai thác tích hợp và dịch vụ của bên thứ ba là nó vượt quá khả năng kiểm soát của chủ sở hữu trang web, do đó phát sinh nhiều vấn đề dẫn đến website của bạn bị tấn công. Đơn giản như việc bạn sử dụng một plugin wordpress của bên thứ ba và cấp quyền cho các dịch vụ của họ truy cập vào CSDL, tài nguyên của bạn. Vấn đề trở nên nghiêm trọng khi các dịch vụ này gặp sự cố hoặc bị tấn công, bạn sẽ vô tình trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công đó.

Làm thế nào để bảo vệ website của bạn

cach bao ve website

Điều đầu tiên quản trị website cần lưu ý chính là bảo mật bằng cách giảm rủi ro chứ không phải là loại bỏ rủi ro. Bạn cần phải chấp nhận sự thật đơn giản này bởi vì không có giải pháp giữ an toàn 100%.

Dưới đây là những mẹo để quản lý bảo mật trang web:

  1. Sử dụng phương pháp bảo vệ theo chiều sâu – Defense in Depth.
  2. Hạn chế quyền Ưu tiên tối cao – không phải tất cả mọi người đều cần quyền quản trị.
  3. Kiểm tra cách mọi người truy cập vào trang web của bạn, tận dụng những công cụ giúp tăng cường bảo mật như: Xác thực Hai nhân tố, kiểm soát vị trí truy cập.
  4. Chống lại việc khai thác các lỗ hổng phần mềm thông qua sử dụng Tường lửa của Website hoặc sử dụng các dịch vụ quét lỗ hổng định kỳ.
  5. Sao lưu– cố gắng có ít nhất 60 ngày có sẵn.
  6. Đăng ký trang web của bạn với Công cụ Tìm kiếm – Google và Bing sở hữu Công cụ Quản trị Trang web.

Xem thêm tại: Thế nào là một website bảo mật cao – giải đáp chi tiết

Kết luận

Những thông tin được Loodoweb truyền tải đến các bạn trong bài viết này đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các động cơ khiến website bị hacker tấn công. Chúng ta cần phải cảnh giác đối với những hành vi đánh cắp thông tin của hacker nhé.

Đánh giá bài viết hữu ích

Nhấp vào ngôi sao đến đánh giá

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu đánh giá: 0

Chưa có đánh giá, bạn hãy là người đầu tiên!

Bài liên quan

Cùng chuyên mục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.