Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate) và 15 chiến lược gia tăng

5
(1)

Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate – CR) là yếu tố đánh giá việc marketing và thiết kế website có thành công hay không. Thuật ngữ này ám chỉ việc một người dùng truy cập vào website và mua hàng để chuyển đổi thành khách hàng.

Tỷ lệ chuyển đổi là gì?

Tỷ lệ chuyển đổi không quá mới mẻ trong Marketing Online. Nó được hiểu như khả năng chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng/lượt truy cập/đối tượng mục tiêu/lượt like … thành khách hàng/hành vi mua hàng/đăng kí/comment hỏi thông tin về sản phẩm dịch vụ.

Mục tiêu chuyển đổi có thể là bất kì hành động nào mà bạn muốn đối tượng thực hiện.

Ví dụ: Website bán hàng của bạn hằng tháng có 500 lượt truy cập. Và có 50 đơn hàng được đặt. Như vậy tỷ lệ chuyển đổi là 50/500 = 10%.

Tỷ lệ chuyển đổi là tỷ lệ giữa tổng số người dùng vào website trên số lượng hành vi mục tiêu cụ thể. Tùy loại website mà chúng ta đặt ra mục tiêu khác nhau.

Công thức chung như sau:

Tỉ lệ chuyển đổi = Số lượng chuyển đổi / Tổng lượt truy cập

Tầm quan trọng của tỷ lệ chuyển đổi

Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi rất quan trọng vì nó giúp bạn giảm chi phí cho một khách hàng. Khai thác được nhiều giá trị hơn từ khách truy cập và khách hàng cũ đã có từ website. Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi giúp tăng doanh thu trên mỗi khách truy cập, có nhiều khách hàng hơn cho doanh nghiệp.

Ví dụ: Website có tỷ lệ chuyển đổi là 10%, với 2000 khách truy cập. Vậy mỗi tháng bạn có 200 đơn hàng từ website. Nếu tỷ lệ chuyển đổi được cải thiện lên 15% bằng cách tối ưu hóa các yếu tố khác nhau trên website. Thì số lượng đơn hàng được tạo ra sẽ là 300 mỗi tháng. Tức đã tăng lên được 50% số lượng đơn hàng!

Luôn có cách để cải thiện cho việc tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi. Các doanh nghiệp kinh doanh trên môi trường trực tuyến luôn đo lường, cải thiện các website và ứng dụng của họ. Nhằm tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho người dùng cũng như tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Đo lường tỷ lệ chuyển đổi giúp bạn:

Hiểu được bao nhiêu phần trăm người dùng đang hoàn thành các mục tiêu chuyển đổi nhằm thúc đẩy doanh thu của bạn.

Đánh giá sự thành công của một website hay ứng dụng và xác định điểm yếu cần cải thiện.

Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi cũng giúp bạn có được doanh thu cao hơn trên cùng một lượng truy cập hằng tháng.

Tỷ lệ chuyển đổi bao nhiêu là tốt?

Tỷ lệ chuyển đổi rất khác nhau tùy theo ngành và mô hình kinh doanh. Bạn có thể tham khảo hình ảnh dưới đây để biết mình đang ở mức nào:

Tỷ lệ chuyển đổi trung bình (wordstream)
Tỷ lệ chuyển đổi trung bình (wordstream)

15 chiến lược gia tăng tỷ lệ chuyển đổi

1. Website cần có tính năng Pop-up

Theo nghiên cứu của Sumo, tỷ lệ chuyển đổi trung bình từ các pop-up là 3,09%. Tuy nhiên, trong số đó, tỷ lệ chuyển đổi cao nhất là 9,28%.

Dưới đây là một số cách để đạt tỷ lệ chuyển đổi cao từ pop-up:

Sử dụng lần lượt các ưu đãi như: tải tài liệu PDF, khóa học miễn phí, sản phẩm dùng thử … Cho đến khi bạn nhận được lượt đăng ký đầu tiên.

Pop-up nên hiển thị sau 30 giây, điều này giúp website không làm phiền khách truy cập.

Pop-up phải được tắt một cách dễ dàng. Hãy để người dùng tắt bằng cách nhấp chuột vào khoảng trống quanh nó, bằng phím ESC, nút tắt to và dễ thấy.

Nếu người dùng đã tắt Pop-up, đừng cho chúng hiển thị lại ngay. Thời gian hiển thị lại nên đặt là sau đó 1 ngày.

Những lưu ý này sẽ mang lại sự gia tăng đáng kể cho tỷ lệ chuyển đổi mà không làm phiền người dùng khi họ thấy những Pop-up.

2. Bỏ các trường không cần thiết trong form

Bạn có bao giờ muốn đăng ký hoặc gửi liên hệ thông qua form trên Website? Nhưng lại từ bỏ giữa chừng vì quá nhiều thông tin bắt buộc nhập?

Đó là một trong những lý do chính đáng để triệt tiêu tỷ lệ chuyển đổi. Hãy loại bỏ những trường thừa, chỉ để lại những trường cần thiết giúp người dùng hoàn thành mục tiêu chuyển đổi của bạn.

Nếu người dùng truy cập website cao, nhưng lượt đăng ký quá thấp, bạn cần phải xem lại. Hãy cân đối những trường nào là cần thiết trong việc lấy thông tin khách hàng tiềm năng. Giữ số lượng ở mức tối thiểu. Ví dụ: bạn cần người dùng để lại thông tin để gọi lại tư vấn cho họ. Lúc này, form liên hệ chỉ cần có trường: số điện thoại và tên hoặc chỉ để số điện thoại.

3. Thêm cảm nhận khách hàng, đánh giá

Một thực tế là rất ít ai muốn trở thành người đầu tiên sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ. Vì vậy, bạn hãy giúp họ giải tỏa tâm lý này bằng cách cung cấp cảm nhận và đánh giá từ những khách hàng trước.

Dưới đây là một ví dụ:

Cảm nhận khách hàng tại Loodoweb
Cảm nhận khách hàng tại Loodoweb

Cảm nhận và đánh giá của khách hàng thường đặt ở trang chủ, giới thiệu hoặc bên dưới mô tả sản phẩm dịch vụ.

Khách hàng chứng thực (thuật ngữ tiếng Anh: Testimonial) là một kĩ thuật trong marketing, sử dụng các tuyên bố, lời nói của một người sử dụng ca ngợi những điểm tốt của sản phẩm.

Khách hàng chứng thực là một hình thức đang nở rộ trong thời đại internet. Các trang web như Yelp!, Google+, TripAdvisor cung cấp các công cụ để người sử dụng bình chọn, đánh giá chất lượng các sản phẩm, dịch vụ.

Nghiên cứu của Martin, Wentzel và Tomczak (2008) chỉ ra rằng hiệu quả của kĩ thuật “khách hàng chứng thực” phụ thuộc trên mức độ của các áp lực có tính quy chuẩn và chất lượng, các tính năng của sản phẩm ảnh hưởng lên người tiêu dùng.

wikipedia

4. Bỏ các yếu tố gây phân tâm

Thật tệ nếu khách hàng tiềm năng của bạn phải loay hoay để tìm mục tiêu cần xem.

Website phải trình bày nội dung logic, ngắn gọn và dễ điều hướng. Nếu nội dung nào không cần thiết, hãy loại bỏ. Đừng cố gắng nhồi nhét mọi thứ bạn có vào một trang. Tập trung vào những gì khách hàng cần biết.

Ví dụ: cấu trúc gợi ý cho một landingpage hoặc trang chủ:

  • Tiêu đề, tiêu đề phụ, giới thiệu ngắn
  • Lợi ích và tính năng
  • Sản phẩm dịch vụ bạn cung cấp
  • Cảm nhận, đánh giá khách hàng
  • Tin khuyến mãi
  • Form liên hệ

Những việc sau đây sẽ gây mất tập trung, và bạn cần loại bỏ:

  • Giới thiệu quá dài về tổ chức của bạn
  • Lợi ích quá chung chung, không đánh được vào điểm đau của khách hàng
  • Để quá nhiều sản phẩm làm mất sự tập trung vào sản phẩm chính
  • Tin tức không liên quan đến sản phẩm dịch vụ
  • Form liên hệ quá nhiều trường không cần thiết

Đây là một trong những cách dễ nhất để bạn thấy được tỷ lệ chuyển đổi gia tăng.

5. Cắt giảm các thuật ngữ

“Hãy viết những gì bạn nói” sao cho bất cứ ai đều có thể hiểu được nội dung một cách dễ dàng. Tránh dùng quá nhiều thuật ngữ, cách viết hàn lâm.

6. Đơn giản hóa quá trình đăng ký, mua hàng

Đừng để người dùng mất cảm xúc mua hàng bằng một quy trình phức tạp. Lợi thế của Website là tự động, vì vậy, hãy để người dùng tự tạo đơn hàng của mình một cách tiện ích, nhanh chóng nhất.

Để làm được điều đó, chúng ta cần chú ý thiết kế giao diện (UI/UX) tập trung trải nghiệm người dùng, sao cho:

  • Người dùng luôn biết mình cần thao tác như thế nào để đến bước tiếp theo
  • Người dùng không phải suy nghĩ cho quá nhiều lựa chọn
  • Các trường thông tin càng ít càng tốt
  • Không ép người dùng mua hàng ngay lần đầu

7. Thêm đăng nhập/đăng ký bên thứ 3

Đăng nhập qua Facebook, Google cũng như các bên thứ 3 khác đã quá phổ biến trên nhiều website.

Thay vì đăng ký, tạo tài khoản mới với nhiều thông tin, người dùng có thể tận dụng tài khoản mạng xã hội sẵn có để đăng nhập vào website thông qua vài cú nhấp chuột.

Tích hợp tính năng này, bạn có khả năng tăng tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả. Vì nó giúp người dùng không mất nhiều thời gian cho việc đăng ký lặp lại.

8. Sử dụng CTA – Call to action (Kêu gọi hành động)

CTA thường được sử dụng trong trường hợp kêu gọi khách hàng mục tiêu thực hiện hành động như: Nhấp vào button để đăng ký, nhấp vào icon điện thoại để gọi tổng đài, nhấp vào link để tải tài liệu …

CTA thể hiện dưới các hình thức sau:

  • Nội dung có chèn liên kết bằng chữ
  • Nút (Button) kêu gọi hành động
  • Banner quảng cáo bằng hình ảnh
Kêu gọi hành động
Kêu gọi hành động

Mẹo nhỏ dành cho bạn để mang lại hiệu quả cao cho CTA. Đó là dùng button “Có”. Nó tác động tốt về mặt tâm lý của người dùng.

Hãy dùng văn bản này trong button: Có, tôi muốn [tên ưu đãi của bạn]!

9. Thêm livechat vào website

Khách hàng muốn mua sản phẩm nhưng đang hết hàng? Thông tin trên website chưa đủ để họ giải tỏa hết nghi vấn? Một số trường hợp khác nữa, khách hàng muốn trao đổi trực tiếp trước khi họ đến bước cuối cùng là mua hàng.

Công cụ chat trực tuyến (livechat) là một giải pháp hoàn hảo cho website. Việc nhúng tính năng này không khó và hoàn toàn miễn phí. Bạn có thể sử dụng chat Facebook hoặc Zalo để chăm sóc khách hàng ngay trên website.

Ngoài ra, livechat cho bạn biết website đang có bao nhiêu lượt truy cập. Giúp bạn chủ động tương tác ngay với khách hàng trước khi họ rời đi chóng vánh.

10. Thử nhiều loại ưu đãi khác nhau

Bạn có đầy đủ tính năng popup, CTA và đã cải thiện chúng hết mức có thể nhưng tỷ lệ chuyển đổi vẫn không thay đổi? Số lượng đăng ký nhận quà tặng, ưu đãi của bạn vẫn thấp?

Lúc này chúng ta cần xem lại những ưu đãi. Nó có phù hợp với đối tượng mục tiêu, thị trường mà mình đang nhắm tới hay không?

Hãy thử lần lượt những loại ưu đãi khác nhau như: phiếu giảm giá, tài liệu miễn phí, sản phẩm dùng thử, buổi chia sẻ … cho đến khi bạn thấy sự thay đổi của tỷ lệ chuyển đổi.

11. Thiết lập thang giá trị sản phẩm

Xem Thang giá trị sản phẩm (Product Ladder) cho doanh nghiệp

Bạn không thế bắt người dùng mua hàng ngay từ lần đầu. Ưu đãi hoặc sản phẩm miễn phí là cách tốt nhất để “làm quen” với khách hàng.

Bạn chia sản phẩm dịch vụ của mình ra thành nhiều gói từ miễn phí đến cao cấp. Tùy vào đối tượng mục tiêu mà bạn đưa ra đề nghị mua hàng phù hợp cũng như mục tiêu chuyển đổi khác nhau.

12. Chính sách mua hàng, hoàn tiền

Khách hàng không muốn rủi ro khi mua hàng, tuy nhiên, nếu xảy ra thì sao? Không ai muốn tiền của mình rơi vào trạng thái nguy hiểm trừ khi chúng ta có phương án dự phòng.

Chính sách hoàn tiền rõ ràng giúp giải tõa tâm lý lo lắng của khách hàng. Cho họ niềm tin và mau chóng đi đến hành động mua hàng.

Ngoài chính sách hoàn tiền, bạn cũng cần bổ sung điều khoản sử dụng, chính sách giao hàng, bảo hành, đổi trả, hình thức thanh toán, vận chuyển. Việc này là cần thiết khi bạn đăng ký bộ công thương cũng như xóa tan mọi nghi vấn của khách hàng.

13. Đồng hồ đếm ngược

Chúng ta dễ bị tác động khi rơi vào hoàn cảnh thiếu thốn thời gian, đó là tâm lý tự nhiên. Dựa trên cảm giác “cấp bách” này, đồng hồ đếm ngược trong các sản phẩm khuyến mãi, khóa học ưu đãi … có thời hạn hỗ trợ rất tốt cho việc gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.

14. Tối ưu từ ngữ các tiêu đề chính

Một tiêu đề có thể quyết định số phận của website hoặc bài viết. Các trang báo mạng luôn làm tốt việc này. Vì vậy chúng ta mới nghe đến từ “giật tít”. Thực tế, nếu bạn đặt tiêu đề sai cách tiếp cận, người dùng sẽ không muốn đọc tiếp nội dung.

Theo Copyblogger, trung bình cứ 10 người thì có 8 người đọc tiêu đề, 2 người còn lại đọc nội dung.

Chúng ta cần chú ý đến những điểm sau của một tiêu đề:

  • Chiều dài
  • Tông màu, font chữ
  • Có chứa con số thống kê
  • Sử dụng số thay vì chữ

15. Tạo mục hỏi đáp về sản phẩm dịch vụ (FAQ)

Luôn có sự lưỡng lự bởi các nghi vấn trong mỗi khách hàng. Bạn cần tổng hợp những thắc mắc lớn khiến đa số khách hàng do dự khi mua hàng.

Mục hỏi đáp FAQ
Mục hỏi đáp FAQ

Khi bán hàng online trên website, lợi thế là bạn có thể tạo ra mục Hỏi – Đáp ngay bên dưới phần trình bày sản phẩm dịch vụ. Người dùng có thể xem và thoát khỏi nghi vấn của họ ngay thời điểm đó. Vấn đề là những câu hỏi đáp của bạn có đánh trúng điểm đau của khách hàng hay không.

Ngoài ra, nếu khó khăn trong việc tổng hợp, bạn có thể tạo form khảo sát trên website và thu thập phản ánh của khách hàng.

Kết luận

Trên là 15 chiến lược gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và định nghĩa về nó. Bạn đã đo lường được tỷ lệ chuyển đổi trên website của mình? Nếu có, bạn đã áp dụng chiến lược nào và có hiệu quả chứ? Ngược lại, bạn cần chúng tôi chia sẻ thêm bởi các chuyên gia. Đừng ngần ngại liên hệ với Loodoweb với thông tin bên dưới:

Hotline
0964-222-084

Đánh giá bài viết hữu ích

Nhấp vào ngôi sao đến đánh giá

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu đánh giá: 1

Chưa có đánh giá, bạn hãy là người đầu tiên!

Bài liên quan

Cùng chuyên mục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.