Tỷ lệ nhấp chuột là gì? Vì sao nó lại quan trọng với một website?

3
(2)

Tỷ lệ nhấp chuột (Click-Through Rate), viết tắt là CTR. Tỷ lệ này ảnh hưởng thế nào đến việc chạy quảng cáo? Đây là yếu tố quan trọng để website được Google đánh giá cao cũng như tác động tích cực đến doanh thu của bạn.

Đạt tỷ lệ nhấp chuột tốt là điều cần thiết cho sự thành công của quảng cáo PPC. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí bạn trả mỗi khi ai đó nhấp vào quảng cáo.

Tỷ lệ nhấp chuột
Tỷ lệ nhấp chuột

Tỷ lệ nhấp chuột là gì?

CTR nghĩa là tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo của bạn. CTR dùng để đánh giá hiệu suất của từ khóa và quảng cáo trên một website nào đó. Đồng nghĩa với việc nó thể hiện sự thành công của một chiến dịch quảng cáo trực tuyến.

Công thức tính tỷ lệ nhấp chuột

Công thức tính tỷ lệ nhấp chuột
Công thức tính tỷ lệ nhấp chuột

CTR là phần trăm của lượt xem quảng cáo (lượt hiển thị) và tổng số lần nhấp vào quảng cáo (lượt nhấp chuột). Công thức như sau:

CTR = Tổng số lần nhấp chuột/Tổng số lần hiển thị

CTR giúp bạn nhận biết được điều gì thông qua tỷ lệ:

  • CTR cao: quảng cáo của bạn hữu ích và có mối liên hệ với đối tượng mục tiêu cao;
  • CTR thấp: bạn cần điều chỉnh nội dung quảng cáo để phù hợp hơn với đối tượng mục tiêu;

Mục tiêu cuối cùng của một chiến dịch quảng cáo PPC là thu hút đúng đối tượng truy cập vào website. Nhằm thực hiện hành động bạn mong muốn (Ví dụ: mua hàng, nhập form liên hệ, tải tài liệu …).

Tầm quan trọng của tỷ lệ nhấp chuột

CTR rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến điểm chất lượng, uy tín của Website.

Điểm Chất lượng cao cho phép bạn cải thiện hoặc duy trì vị trí quảng cáo với chi phí thấp hơn. Chi phí mỗi lượt nhấp chuột sẽ thấp xuống, đồng thời tỷ lệ hiển thị lại tăng lên.

Độ uy tín cao, thu hút người xem, bạn được Google ưu ái vì có sự ủng hộ tích cực từ người dùng.

Ngoài ra, nếu bạn đang quảng cáo dựa trên một từ khóa, việc đạt tỷ lệ nhấp chuột cao nghĩa là bạn đang tiếp cận được số lượng đối tượng mục tiêu cao nhất trong phạm vi từ khóa liên quan đến sản phẩm dịch vụ của mình.

Tỷ lệ nhấp chuột bao nhiêu là tốt?

Câu trả lời trung thực cho câu hỏi này là, “Tùy!”. Mỗi chiến dịch và từ khóa khác nhau đều mang lại chỉ số CTR khác nhau. Nó phụ thuộc nhiều yếu tố, đặc biệt là vị trí hiển thị và nền tảng đặt quảng cáo.

Dưới đây là thống kê CTR trung bình của một số ngành phổ biến trên Google Adwords:

Thống kê CTR trung bình trên Quảng cáo Google
Thống kê CTR trung bình trên Quảng cáo Google

CTR trung bình trên Google Ads là 1,91% cho quảng cáo tìm kiếm và 0,35% cho quảng cáo hiển thị.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý: Một chiến dịch PPC thành công có thể không nằm ở Xếp hạng quảng cáo hoặc CTR. Ví dụ: Bạn tạo một quảng cáo có nội dung “iPhone 13 miễn phí!”. Quảng cáo này chắc chắn nhận được CTR cao. Nhưng việc tặng iPhone miễn phí không mang lại lợi nhuận cho bạn.

Vì vậy, hãy gắn kết mục tiêu kinh doanh với chỉ số CTR để đạt được hiệu quả tổng thể. Ví dụ: Nếu mục tiêu của bạn là bán nhiều sản phẩm nhất với chi phí thấp nhất. Hãy tối ưu thêm doanh thu trung bình một lần bán thay vì chỉ tập trung vào CTR.

Thực tế, đôi khi CTR thấp lại là điều tốt?

Cụ thể trong trường hợp sau:

Sản phẩm dịch vụ của tôi là Thiết kế website hiệu quả kinh doanh. Tôi chạy một chiến dịch quảng cáo với từ khóa là “thiết kế”. Mục đích của tôi chỉ cần hiển thị trong top kết quả tìm kiếm để khơi gợi nhu cầu của người dùng mới. Và nó như vầy:

Với từ khóa “thiết kế”, nó liên quan đến nhiều ngữ cảnh khác nhau. Người dùng có thể đang tìm kiếm: thiết kế logo, thiết kế nội thất, thiết kế bảng hiệu, thiết kế in ấn … Tôi có thể tiếp cận (chỉ cần lượt hiển thị) những người này mà không cần họ nhấp chuột vào quảng cáo. Đồng nghĩa với việc CTR không cao nhưng vẫn đáp ứng được mục tiêu của tôi.

Kết luận

Tỷ lệ nhấp chuột hay gọi tắt là CTR là một trong nhiều yếu tố có tác động đến doanh thu của bạn trên Internet thông qua Website và chạy quảng cáo. CTR quan trọng nhưng bạn không thể chạy một chiến dịch ra tiền nếu chỉ tập trung và CTR. Bạn cần kết hợp với chỉ số khác như: lượng mục tiêu tiếp cận, tỷ lệ chuyển đổi, số lượng sản phẩm/đơn hàng, doanh thu trung bình sản phẩm …

Đánh giá bài viết hữu ích

Nhấp vào ngôi sao đến đánh giá

Đánh giá trung bình 3 / 5. Số phiếu đánh giá: 2

Chưa có đánh giá, bạn hãy là người đầu tiên!

Bài liên quan

Cùng chuyên mục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.