12 việc cần làm sau khi tạo website mới

5
(214)

Website của bạn sau khi được cài đặt tên miền chính, lúc này, chỉ là bước khởi điểm. Sẽ trở nên vô nghĩa, lãng phí nếu bạn dừng mọi việc tại đây. Một website cần được nuôi dưỡng trước khi đạt hiệu quả kinh doanh, mang lại lợi ích thực sự. Dưới đây là 12 việc cần làm sau khi tạo website mới mà bạn cần biết!

Điều 1: Những bài viết đầu tiên

Tạo 5-7 bài viết giá trị về sản phẩm/dịch vụ của mình. Tập trung vào 1 từ khóa quan trọng như tên thương hiệu, điểm khác biệt của thương hiệu. Như vậy Google sẽ mau chóng cập nhật và index địa chỉ web lên kết quả tìm kiếm.

Khi đó, khách hàng có thể tìm đúng website của bạn thông qua tên thương hiệu. Điều này có vẻ dĩ nhiên, nhưng thực tế, có nhiều website đã online nhiều tháng, vẫn không tìm được trên Google cho dù gõ đúng tên thương hiệu. Tiếp theo, một website mới, ít nhất phải có đầy đủ thông tin giới thiệu thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ, liên hệ, người dùng mới nán lại xem nếu họ có nhu cầu tìm hiểu. Ngược lại, để website ở trạng thái “mới tinh” quá lâu, sẽ bỏ lỡ lượt xem, người dùng khó trở lại lần sau vì họ không có ấn tượng nào.

Nếu việc này ngốn quá nhiều thời gian, chúng tôi có thể xử lý với dịch vụ Chăm sóc website, bạn có thể tham khảo tại đây!

Điều 2: Cập nhật thẻ meta cho các trang chính

Những bài viết đầu tiên, trang chủ, giới thiệu, liên hệ … những nội dung giá trị nhất của website phải có đầy đủ các thẻ meta title, description. Các thẻ này quan trọng đối với Google, Facebook, Twitter … Vì đó là thông tin nhận diện của website. Các công cụ tìm kiếm và kênh mạng xã hội hiểu website của bạn thông qua đó.

Hầu hết bộ quản trị của website đều tùy chỉnh được các thẻ này. Khi làm việc với đơn vị thiết kế web, bạn lưu ý hỏi trước để xác nhận là có công cụ này nhé.

Thẻ meta tốt cho SEO

Điều 3: Thẻ description cho các trang phải khác nhau

Đảm bảo thẻ description ở các trang là khác nhau.

Khi xây dựng website mới, mặc định thẻ description ở các trang là giống nhau. Do đó, bạn cần chỉnh lại kể cả các bài viết đã tạo. Nếu để trùng lặp quá nhiều, sẽ ảnh hưởng đến việc hiển thị trong kết quả tìm kiếm Google. Website sẽ bị “phạt”, thứ hạng khó tăng.

Điều 4: Tạo nội dung riêng biệt

Đảm bảo nội dung của bạn là duy nhất, không trùng lặp với website khác. Như vậy mới giá trị, Google cũng hiểu điều đó. Công cụ tìm kiếm này biết rõ nếu bạn sao chép nội dung từ website khác. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo, mượn ý, thay đổi câu từ nếu lười. Nhưng với những bài viết quan trọng, mang tính đặc trưng của thương hiệu, bạn nên sáng tạo nội dung, website sẽ được đánh giá cao!

Điều 5: Tạo liên kết giữa các trang

Đảm bảo các trang sử dụng liên kết nội bộ phù hợp, để người dùng được điều hướng dễ dàng khi xem nội dung trên website.

Khi viết bài, bạn lưu ý tạo liên kết, dẫn người dùng đến bài viết khác có nội dung liên quan trong website. Các liên kết này gọi là Liên kết nội bộ. Mục đích chính là điều hướng, gợi ý, dẫn dắt người dùng, để họ hiểu rõ toàn bộ thông tin mà bạn muốn truyền tải. Ngoài ra, thông qua liên kết nội bộ, bạn đã tạo ra một mạng lưới, tăng lượt view cho nhiều bài viết khác khi người dùng xem bất kỳ bài viết nào có liên quan trên website.

Điều 6: Kiểm tra website có hiển thị tốt trên mobile không

Hiển thị tốt trên mobile

Thuật ngữ bạn cần biết để ám chỉ một website hiển thị tốt trên mọi thiết bị là “Responsive”. Đây là chuẩn thiết kế mới, bất kỳ đơn vị thiết kế web nào cũng cần phải có trong thời đại Smartphone phát triển. Với lượng lớn người dùng sử dụng điện thoại thông minh để truy cập, thì Responsive là điều bắt buộc.

Một website hiển thị tốt trên nhiều thiết bị sẽ mang lại nhiều lợi ích. Ví dụ: tăng tỷ lệ chuyển đổi, tăng tính trải nghiệm, tăng độ tiếp cận khách hàng, tốt cho SEO Google …

Điều 7: Thông báo website mới trên các kênh mạng xã hội

Nếu bạn có sẵn kênh truyền thông trước đó, hãy tận dụng, để kéo khách hàng quan tâm về và nuôi dưỡng họ tại website. Vì 1 trong những lợi ích của website là kênh “Chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp“, giúp bạn giữ khách hàng!

Chia sẻ website lên các kênh mạng xã hội

Cụ thể:

  • Cập nhật link website của bạn vào profile Facebook, Youtube
  • Đăng một status thông báo website chính thức của thương hiệu
  • Tạo minigame tặng thưởng, khuyến mãi để khách hàng vào website đăng ký, xem nội dung
  • Hãy tập trung vào nội dung để khách hàng nhớ được tên miền của website

Điều 8: Cài đặt Google Analytics và Google Search Console

Bất kỳ kế hoạch nào, bạn cũng cần theo dõi, đo lường, từ đó điều chỉnh hành động phù hợp tiếp theo, đúng chứ? Xây dựng website cũng vậy, Google Analytics và Google Search Console là hai công cụ miễn phí cực kỳ hữu dụng cho việc này.

Google Analytics cho bạn thấy được lưu lượng truy cập vào website, thời gian trung bình của một phiên truy cập và tỷ lệ thoát trang của người dùng trên website. Ngoài ra, Google Analytics còn đưa ra nhiều chỉ số khác nữa giúp bạn hiểu rõ hành vi lướt website của người dùng như: đối tượng, thiết bị, vị trí địa lý …

Google Search Console giúp bạn theo dõi, duy trì và khắc phục sự cố liên quan đến sự hiện diện của trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm của Google.

Điều 9: Thông báo cho khách hàng

Giới thiệu với tệp khách hàng đang có về website mới. Giúp họ có cái nhìn tốt hơn, khiến họ nghĩ bạn đang đầu tư một cách chuyên nghiệp cho thương hiệu của mình. Sẽ tuyệt vời hơn nếu họ tương tác với website. Ví dụ như:

  • Bạn cho khách hàng mã khuyến mãi để vào website đặt hàng
  • Bạn đăng thông tin có ích cho khách hàng và đề xuất họ vào xem
  • Tạo form khảo sát để lấy ý kiến khách hàng trên website
  • Website có tính năng tra cứu thông tin mua hàng, tích điểm, để khách hàng vào xem

Điều 10: Lên kế hoạch SEO

SEO là chiến lược marketing tốt nhất cho website. Vì nó giúp bạn tiếp cận với lượng khách hàng tiềm năng cực lớn từ Google. Có thể không là chuyên gia, nhưng bạn cần hiểu tổng quan để biết mình cần đầu tư nhân sự, thuê ngoài như thế nào. Một website mới, kế hoạch của bạn cần ít nhất 6 tháng. Một vài mục tiêu cụ thể gợi ý cho bạn:

  • Đưa 5 từ khóa đã chọn lên top trang nhất Google trong vòng 6 tháng
  • Tăng lượng truy cập website lên 100 người/1 ngày trong vòng 5 tháng
  • Có 1-3 khách tiềm năng liên hệ qua website mỗi ngày
  • Giảm tỷ lệ thoát trang xuống 70%
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi từ khách truy cập sang khách mua hàng lên 30%

Lên kế hoạch SEO

Với mỗi mục tiêu cụ thể, sẽ dẫn đến 1 kết quả kinh doanh tương xứng. Nếu bạn vẫn chưa hình dung, hãy mạnh dạn liên hệ với Loodoweb để được chia sẻ miễn phí!

Xem thêm Lập kế hoạch SEO tại đây

Điều 11: Chuẩn bị kịch bản rót khách hàng tiềm năng và giữ khách hàng

Phễu bán hàng trên website

Bạn đã có kịch bản bán hàng với cách tiếp cận khách hàng truyền thống rồi chứ? Vậy 1 khách hàng truy cập vào website, làm thế nào để bạn chào đón, bắt chuyện, gợi ý mua hàng và chốt sale? Mọi thứ đều phải được tính toán trước, như vậy mới không lãng phí khách hàng tiềm năng. Một vài ví dụ cụ thể:

  1. Khách truy cập vào website -> Hiển thị popup livechat -> Chủ động nhắn tin với khách -> Xin thông tin -> Đưa vào CRM (nếu có)
  2. Khách vào website -> Tự động hiển thị popup chương trình khuyến mãi kèm form -> Khách hàng chú ý và điền thông tin -> Tư vấn tiếp nhận và gọi lại

Sau khi đã có khách hàng, bạn vẫn cần bán lại cho họ, giữ họ quay lại website. Như vậy website cũng như việc kinh doanh của bạn mới được duy trì bền vững.

Xem bài viết Tạo phễu bán hàng (Sales Funnel) từ website

Điều 12: Đăng ký bộ công thương

Theo quy định Nghị định 52/2013/NĐ-CP trách nhiệm của thương nhận, tổ chức có website/ ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là phải đăng ký thiết lập website/ ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với Bộ Công thương.

Thương nhân, tổ chức có trách nhiệm tiến hành đăng ký với Bộ Công Thương về việc thiết lập website/ ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sau khi website/ ứng dụng đã được hoàn thiện với đầy đủ cấu trúc, tính năng và thông tin theo đề án cung cấp dịch vụ, đã hoạt động tại địa chỉ tên miền được đăng ký và trước khi chính thức cung cấp dịch vụ đến người dùng.

Ngoài tính hợp pháp, khi đăng ký website với bộ công thương bạn còn nhận được vài lợi ích như: được đảm bảo bởi Nhà nước, khẳng định thương hiệu, tăng uy tín với khách hàng.

Tổng kết

12 việc cần làm sau khi tạo website trên đều nhằm mục đích chung là:

  • Làm chuẩn SEO cho website của bạn, giúp tăng thứ hạng Google. Hay còn gọi là SEO Onpage
  • Cài đặt công cụ phân tích đo lường
  • Kéo lượt truy cập sẵn có về website
  • Rót khách hàng tiềm năng

Nếu có thắc mắc nào về 12 việc cần làm sau khi tạo website mới, hoặc cần tư vấn, chia sẻ, đừng ngần ngại liên hệ với Loodoweb nhé:

Hotline
0964-222-084

Đánh giá bài viết hữu ích

Nhấp vào ngôi sao đến đánh giá

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu đánh giá: 214

Chưa có đánh giá, bạn hãy là người đầu tiên!

Bài liên quan

Cùng chuyên mục

2 thoughts on “12 việc cần làm sau khi tạo website mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.