11 điểm khác nhau giữa Facebook và Website trong kinh doanh online

5
(432)

Kinh doanh online, nhiều người nghĩ ngay đến Facebook vì nó miễn phí, dễ bắt đầu. Website thì ngược lại, đòi hỏi kinh phí đầu tư ban đầu, nhiều kiến thức công nghệ. Như vậy, cái nào cần thiết cho việc kinh doanh online của bạn? Chúng ta cùng phân tích 11 điểm khác nhau giữa facebook và website để có sự lựa chọn chính xác nhất nhé!

Facebook và Website, bạn chọn cái nào?
Facebook và Website, bạn chọn cái nào?

Điểm 1: Tính sở hữu

Facebook:

Bạn đang đầu tư vào “trang web” của bên thứ 3, chính là Facebook. Bạn tuân thủ các điều khoản dịch vụ của Facebook và cần chú ý đến một số rủi ro như: Mất tài khoản, bị xóa tài khoản do vi phạm chính sách. Rủi ro bất khả kháng khác là rào cản luật pháp, cũng như các điều khoản ngày càng bị siết chặt, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của bạn.

Website:

Bạn đầu tư vào website riêng (nếu không phải web cho thuê), bạn sở hữu mã nguồn, dữ liệu khách hàng, dữ liệu bán hàng. Bạn không bị ảnh hưởng bởi điều khoản nào của bên thứ 3, trừ việc tuân thủ luật pháp.

Điểm 2: Tính tùy biến

Facebook:

Facebook có giao diện, tính năng riêng của nó, áp dụng cho toàn bộ người sử dụng. Bạn có gì, người khác cũng có. Với facebook cá nhân hoặc Fanpage, thứ đập vào mắt người xem là avatar và cover. Vì vậy, bạn chỉ cần thay đổi hình ảnh 2 chỗ đó. Nhiều hơn là dòng trạng thái phải được cập nhật thường xuyên.

Website:

Dễ dàng thiết kế trang web phù hợp với nội dung, sản phẩm dịch vụ của bạn. Sáng tạo không giới hạn, dàn trang, phân bổ bố cục, màu sắc … đều theo chất riêng của bạn. Website tăng tính chuyên nghiệp nếu được thiết kế nhất quán với bộ nhận dạng thương hiệu.

Điểm 3: Cung cấp thông tin

Facebook:

Bạn truyền tải thông tin trực tiếp đến hàng ngàn người trong danh sách bạn bè hoặc những người đã like page của bạn. Những đối tượng này thường xuyên có mặt trên Facebook, đó gần như là thói quen của họ. Vì vậy, dù vô tình hay cố ý thì họ cũng đã xem tin của bạn (có thể là lướt qua).

Website:

Để truyền tải thông tin, bạn cần xây dựng nội dung website và nỗ lực kéo đối tượng mục tiêu, giữ họ ở lại trang web càng lâu càng tốt. Đó là sự cạnh tranh để xuất hiện trên kết quả tìm kiếm Google. Có thể là khó, nhưng khi đã đạt được mục đích, những lượt xem thông tin trên website của bạn là giá trị, vì đó là những người có nhu cầu thực sự!

Điểm 4: Tính cập nhật

Facebook:

Bạn có thể cập nhật thông tin hình ảnh, video một cách nhanh chóng, thời gian thực đến hàng ngàn người với vài thao tác đơn giản. Vì vậy, việc duy trì một Fanpage hay Facebook cá nhân là điều khá dễ dàng.

Website:

Việc cập nhật website phụ thuộc vào chiến lược, trình độ quản trị của bạn hoặc nhân viên. Có nhiều trang web bị chết lâm sàng do không có người chăm sóc website chuyên nghiệp. Thông tin trang web không cập nhật sẽ trở nên lỗi thời và tạo tâm lý không tốt cho người truy cập, họ khó quay lại lần sau.

Điểm 5: Tính tương tác

Facebook:

Khả năng tương tác cao. Người dùng có thể bình luận về bài viết, chia sẻ, kết nối bạn bè của họ và ngược lại bằng vài thao tác đơn giản.

Website:

Website có thể tạo ra form khảo sát, form liên hệ, đặt hàng, popup quảng cáo, livechat, bình luật bài viết, đánh giá sản phẩm … phục vụ cho mục đích bán hàng, chăm sóc khách hàng. Mọi thứ có thể tự động hóa. Tuy nhiên, chủ website thường ít tương tác ngược lại với khách truy cập.

Điểm 6: Tính trải nghiệm

Facebook:

Facebook tối ưu trải nghiệm theo cách riêng của họ. Giúp người dùng luôn cập nhật tin mới từ bạn bè, đối tượng mà họ quan tâm. Điểm nổi bật nhất là bảng tin, lướt không giới hạn để hiển thị tất cả tin mà người dùng muốn đọc, xen kẻ đó là các tin được tài trợ (quảng cáo). Điều này giúp Facebook là nơi truyền tải thông tin mạnh mẽ, hữu ích cho các chiến dịch Marketing.

Website:

Có tính tùy biến cao, nên website hoàn toàn có khả năng tạo ra một Bảng tin. Vấn đề là không có người dùng thường xuyên để xem cả ngày như Facebook. Tuy nhiên, website có mục đích khác biệt. Đó là nơi bán hàng chứ không phải mạng xã hội. Do đó, tính trải nghiệm cũng tập trung cho việc bán hàng, hiển thị sản phẩm, tối ưu các bước đặt hàng … làm cách nào để dễ “chốt đơn” khách hàng nhất.

Điểm 7: Độ tin cậy

Facebook:

Vì là miễn phí, nên ai cũng có thể bán hàng trên Facebook, kể cả những đối tượng xấu, lừa đảo và chộp giật. Facebook luôn đề cao tính xác thực và bảo mật thông tin người dùng, nhưng chưa bao giờ triệt để tin giả mạo, quảng cáo hàng hóa kém chật lượng, không minh bạch nguồn gốc. Đó là bài toán khó mà bất kỳ mạng xã hội nào cũng cần giải quyết. Điều này ảnh hưởng đến các bạn bán hàng chân chính. Khách hàng dễ tính có thể tin vào status rao bán sản phẩm của bạn trong một hội nhóm, nhưng đa số còn lại sẽ tìm hiểu nguồn gốc trước khi quyết định!

Website:

Người dùng dần hình thành thói quen tra cứu Google về một sản phẩm, dịch vụ nào đó, và Google dẫn những khách hàng tiềm năng này về Website. Chúng ta luôn cần lòng tin. Với website, bạn thể hiện minh bạch tất cả thông tin cửa hàng, thương hiệu, tổ chức … mọi thứ có thể được xác thực bằng việc đăng ký Bộ Công Thương. Website của bạn hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Như vậy, khách hàng còn nghi ngại điều gì?

Điểm 8: facebook và website, cái nào ưu tiên hiển thị Google

Facebook:

Google và Facebook là đối thủ của nhau, cả hai đều hoạt động quảng cáo. Nếu bạn có một Fanpage, liệu Google có ưu tiên cho bạn hiển thị trong kết quả tìm kiếm? Ngoài ra, về đặc tính kỹ thuật, việc lập trình mạng xã hội không dành cho SEO. Về nội dung, Facebook chưa từng có ý định để người dùng soạn nội dung chuẩn SEO.

Website:

Mọi website đều bắt buộc chuẩn SEO để rót khách hàng từ các công cụ tìm kiếm, Google cũng muốn điều này. Google được sinh ra để tìm kiếm. Vì vậy, những ai tìm kiếm thứ gì đó chắc chắn họ đang thực sự muốn mua hàng. Kết quả tìm kiếm chính là những website, nơi đáp ứng được nhu cầu của họ.

Điểm 9: Xem nội dung

Facebook:

Bất cứ ai cũng từng trải qua việc thoáng trông thấy một tin nào đó muốn xem, nhưng lỡ tay buông điện thoại hoặc máy tính, khi quay lại thì nó đã trôi mất. Facebook có tính năng lưu lại tin để xem sau, nhưng do gấp rút chúng ta lại không xử lý kịp.

Website:

Nội dung website có cấu trúc. Chúng được điều hướng thông qua thanh menu chính ở đầu trang, vì vậy, bạn có thể quay lại nếu muốn. Song song đó, website không trôi bài, bạn đang mở trang nào thì sẽ ở yên trang đó, nếu lỡ buông máy và quay lại. Ngoài ra, website có tính năng tìm kiếm, bạn có thể tìm lại nội dung cần xem nếu lỡ tắt mất. Một điều nữa, bạn có thể lưu lại trang đang xem hiện tại bằng đường link trên thanh địa chỉ của trình duyệt, hoặc copy nó và gửi cho ai khác cùng xem.

Điểm 10: Thu thập thông tin khách hàng

Facebook:

Facebook không lưu lại thông tin khách hàng. Nó có thể tiếp cận nhiều người bằng cách chia sẻ, chạy quảng cáo, nhưng bạn không biết cụ thể họ là ai. Chỉ khi chat hoặc nhận được liên hệ bạn sẽ tiếp nhận được thông tin.

Website:

Website lưu trữ thông tin khách hàng và bạn có thể xem nó như một công cụ tra cứu. Khi một khách hàng tiềm năng vào website, họ có thể để lại thông tin bằng popup form liên hệ hoặc đặt hàng mà không cần bạn tương tác trước. Sau đó, bạn sẽ nhận được thông báo từ website, check thông tin và liên hệ lại họ để chăm sóc. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể chủ động tương tác với khách xem website thông qua livechat để gia tăng tỷ lệ “chốt đơn”.

Điểm 11: Vị thế

Facebook:

  • Là quầy trưng bày được đặt trong một showroom lớn, có nhiều người đi lại thường xuyên;
  • Là kênh thông tin để hút khách hàng tiềm năng về website và bán hàng cho họ tại đó;

Website:

  • Là trụ sở công ty, cửa hàng chính thức của bạn, được đặt trong thế giới trực tuyến siêu lớn;
  • Là trang đích cuối cùng để rót khách hàng vào tệp dữ liệu của bạn;

Cuối cùng, bạn sẽ chọn?

Facebook Website
Phụ thuộc bên thứ 3 Không phụ thuộc
Thể hiện thông tin theo form chung Tùy biến thể hiện thông tin
Truyền tải thông tin nhanh chóng Cần đầu tư nhiều nội dung để thu hút đối tượng xem
Cập nhật nhanh chóng, dễ dàng Cập nhật đòi hỏi đầu tư nội dung, chiến lược
Tương tác cao cho việc kết nối Tương tác cao cho việc bán hàng, chăm sóc khách hàng
Tính trải nghiệm cao cho một nơi truyền tải tin tức Tính trải nghiệm cao cho việc bán hàng, chăm sóc khách hàng
Độ tin cậy thương hiệu chưa đủ Độ tin cậy thương hiệu, nguồn gốc cao
Không ưu tiên hiển thị trên Google Ưu tiên cao hiển thị trên Google
Nội dung hay bị trôi Nội dung có cấu trúc, dễ dàng xem lại
Là nơi trưng bày, hút khách hàng tiềm năng Là trụ sở chính, chốt đơn, ký kết với khách hàng
Facebook và Website cần sự kết hợp
Facebook và Website cần sự kết hợp

Lời khuyên là bạn sẽ chọn cả 2, bởi vì:

  • Facebook là kênh marketing
  • Facebook lan tỏa thương hiệu, sự kiện, thực hiện chiến dịch
  • Facebook góp phần lớn để khách hàng hiểu thêm về thương hiệu
  • Facebook tạo ra nhu cầu cho những người quan tâm
  • Facebook kéo khách hàng tiềm năng về website
  • Khách hàng tiềm năng chủ động mua hàng trên website
  • Website lưu lại thông tin khách hàng, làm dày dữ liệu khách hàng
  • Website tạo ra các chương trình khuyến mãi, thẻ thành viên, ưu đãi … để giữ lòng trung thành khách hàng
  • Website có thể tự động hóa, số hóa dữ liệu của bạn
  • Website cho bạn báo cáo, thống kê, phân tích tình hình kinh doanh của bạn
  • Nếu cần một website như trên, một website hiệu quả kinh doanh, hãy liên hệ với Loodoweb nhé!

Bạn đồng ý với Loodoweb chứ, nếu có nhận định nào khác về facebook và website, vui lòng comment đóng góp giúp chúng tôi nhé. Cám ơn bạn đã xem bài viết.

Nếu cần chia sẻ, tư vấn, đừng ngần ngại liên hệ:

Hotline
0964-222-084

Đánh giá bài viết hữu ích

Nhấp vào ngôi sao đến đánh giá

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu đánh giá: 432

Chưa có đánh giá, bạn hãy là người đầu tiên!

Bài liên quan

Cùng chuyên mục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.