Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp là một trong những điều cấp bách để có thể duy trì hoạt động lâu dài. Tuy nhiên, để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp thành công, chúng ta cần trải qua quy trình 7 bước. Dưới đây là những thao tác cần làm khi chúng ta muốn xây dựng thương hiệu!
7 bước xây dựng thương hiệu doanh nghiệp
Bước 1: Xác định đối tượng khách hàng
Khách hàng mục tiêu là nhóm mà doanh nghiệp cần hướng tới, có nhu cầu sử dụng sản phẩm và dịch vụ và trả phí. Để xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp có thể tham khảo các yếu tố dưới đây:
- WHO: Phải xác định rõ ai là người mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp. Dựa trên một số tiêu chí như giới tính, độ tuổi, chúng ta có thể tìm ra câu trả lời.
- WHAT: Doanh nghiệp cần xem khách hàng đang muốn gì ở sản phẩm?
- WHY: Lý do khách hàng quan tâm sản phẩm, dịch vụ là gì?
- WHERE: Họ ở đâu? Mức thu nhập của họ?
- WHEN: khi nào thì họ mua sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Bước 2: Xác định vị thế cạnh tranh
Bước tiếp theo chính là xác định vị thế cạnh tranh. Chúng ta cần hiểu đây là quy trình quan trọng trong việc xây dựng chiến lược thương hiệu.
Việc phân tích về điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ giúp chúng ta có thể đưa ra chiến lược đúng đắn nhất.
Xem thêm tại:
Bước 3: Xác định xu hướng cũng như cơ hội phát triển
Xu hướng là việc thay đổi của thị trường. Nếu doanh nghiệp chỉ đi theo một lối mòn thì khó có thể thành công. Khi xác định xu hướng, doanh nghiệp cũng cần xác định rõ cơ hội của mình trên thị trường là gì.
Dựa vào những điều này, chúng ta có thể khai thác và tìm hướng đi đúng đắn nhất cho doanh nghiệp.
Bước 4: Xác định giá trị cốt lõi
Điều tiếp theo mà doanh nghiệp cần chú ý đó chính là xác định giá trị cốt lõi, yếu tố thiết yếu để bản thân có thể phát triển lâu dài. Thương hiệu nếu muốn bền vững thì cần hiểu rõ giá trị cốt lõi.
Bước 5: Định vị thương hiệu
Bước quan trọng nhất khi xây dựng thương hiệu doanh nghiệp đó chính là định vị thương hiệu. Bước này là điều mà doanh nghiệp muốn khách hàng có thể liên tưởng tới sản phẩm và dịch vụ, sự khác biệt so với đối thủ, với các chiến lược:
- Dựa vào chất lượng
- Dựa vào giá trị
- Dựa vào tính năng
- Dựa vào mối quan hệ
- Dựa vào mong ước
- Dựa vào vấn đề/ giải pháp
- Dựa vào đối thủ
- Dựa vào cảm xúc
- Dựa vào công dụng
Bước 6: Xây dựng nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp có thể tạo sự khác biệt của mình thông qua những gợi ý như:
- Tên thương hiệu
- Logo
- Biểu tượng
- Nhạc hiệu
- Khẩu hiệu
- Thông điệp
- …
Bước 7: Quản trị thương hiệu
Một bước quan trọng khi xây dựng thương hiệu doanh nghiệp đó chính là quản trị thương hiệu. Dựa trên những vị thế, doanh nghiệp có thể quản trị, và có được niềm tin của khách hàng.
Lưu ý khi xây dựng thương hiệu
Xây dựng tầm nhìn và sứ mệnh
Sứ mệnh thương hiệu chính là mục đích mà công ty của bạn muốn tồn tại, là cơ sở để xây dựng chiến lược truyền thông.
Tầm nhìn thương hiệu là khát vọng, là định hướng cho thương hiệu trong tương lai, có thể là tương lai dài hạn 10 – 20 năm. Tầm nhìn thương hiệu giúp khách hàng của bạn mường tượng ra hình ảnh của doanh nghiệp và giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp của bạn mang lại cho họ.
Sở dĩ xây dựng tầm nhìn thương hiệu là một trong 5 bước của quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu bởi lẽ nó có vai trò như một thấu kính hội tụ những điểm tiêu biểu, nổi bật nhất trong doanh nghiệp của bạn.
Tầm nhìn thương hiệu của bạn phải đáp ứng 3 yêu cầu để có thể đảm bảo sự thành công:
- Tính nhất quán của thương hiệu, mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển
- Nhất quán trong việc lãnh đạo
- Động viên, khích lệ tinh thần của toàn thể nhân viên và quản lý doanh nghiệp.
Tích hợp thương hiệu trên mọi mặt của doanh nghiệp
Thương hiệu của bạn phải được thể hiện, phản chiếu trong bất cứ thứ gì khách hàng thấy. Hình ảnh, tính cách thương hiệu của bạn không chỉ thể hiện bằng hình vẽ, logo, biểu tượng,…
Luôn giữ sự nhất quán cho thương hiệu
Sẽ chẳng ai đánh giá thương hiệu của bạn là chuyên nghiệp nếu bạn cứ liên tục thay đổi thương hiệu của mình. Hãy chắc chắn rằng thương hiệu của bạn luôn nhất quán từ đầu đến cuối, để khách hàng có thể dễ dàng thấy và cảm nhận được.
Kết luận
Những thông tin Loodoweb chia sẻ đến các doanh nghiệp trong bài viết này đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quy trình các bước xây dựng thương hiệu doanh nghiệp. Có thể thấy, đây là một trong những bước đi quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần chú ý đến khi xây dựng thương hiệu, gây ấn tượng đối với khách hàng. Chúc các doanh nghiệp sẽ luôn thành công trong việc xây dựng và quảng bá hình ảnh của mình.
Xem thêm tại:Thương hiệu doanh nghiệp là gì, điều gì tạo nên thương hiệu